Nắng hạn kéo dài, người dân Bình Phước chật vật tìm nguồn nước
Như vậy, công suất động cơ, lực kéo trên Hyundai Stargazer mạnh hơn Mitsubishi Xpander tới 11 mã lực và 3Nm. Cả hai đều dùng hệ dẫn động cầu trước, Hyundai Stargazer chỉ có duy nhất lựa chọn hộp số iVT vô cấp biến thiên thông minh, trong khi Mitsubishi Xpander có hai lựa chọn gồm hộp số tự động 4 cấp hoặc số sàn 5 cấp.Vũng Tàu thêm hai khu căn hộ, khách sạn 5 sao
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Thời tiết TP.HCM, Nam bộ mùng 4 - 5 tết: Sáng se lạnh, trưa chiều nắng nóng
Theo Hội đồng phim Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the Lost chỉ có được 336.348 lượt khán giả (dữ liệu được tính đến ngày 7.1) trong tuần đầu tiên ra mắt. Tác phẩm đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé xứ kim chi, xếp dưới Harbin và Firefighters, trong khi hai bộ phim này đã công chiếu từ trước. Dựa trên tình hình hiện tại, nhà sản xuất Bogota: City of the Lost đối mặt với nguy cơ bị thua lỗ nặng nề. Bởi phim có điểm hòa vốn là 3 triệu lượt khán giả.Bogota: City of the Lost lấy bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tàn phá nền kinh tế Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990. Phim kể về Guk Hee (Song Joong Ki đóng), một người đàn ông sau cuộc khủng hoảng đã đến Bogota (thủ đô của Colombia) với những hy vọng mới.Để tồn tại ở đất nước xa lạ này, Guk Hee làm việc chăm chỉ cho ông Park (Kwon Hae Hyo), một nhân vật chủ chốt của cộng đồng người Hàn Quốc ở Bogota. Trong một lần buôn lậu cho ông Park, Guk Hee bất chấp liều mạng. Điều này cũng khiến anh gặp rắc rối với nhân viên hải quan Soo Young (Lee Hee Jun).Đứa con tinh thần của đạo diễn Kim Seong Je bấm máy vào cuối năm 2019 - đầu năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, công tác sản xuất không ít lần phải trì hoãn, dẫn đến tình cảnh phim "đắp chiếu" suốt gần 4 năm, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế lẫn công sức của ê kíp. Cuối cùng, Bogota: City of the Lost cũng được đến với khán giả từ ngày 31.12, nhưng không đạt được thành tích khả quan. Ngoài tình hình doanh thu phòng vé ảm đạm, chất lượng Bogota: City of the Lost chịu nhiều chỉ trích. Phim bị chê có kịch bản rời rạc, lê thê, đặt ra rất nhiều vấn đề nhưng không giải quyết tới nơi tới chốn, không mang lại sự hồi hộp nào… Riêng Song Joong Ki cũng hứng "gạch đá" là gượng ép, một màu. Đặc biệt, đây là lần thứ hai liên tiếp Song Joong Ki thất bại trên màn ảnh rộng. Trước đó, Đường cùng (Hopeless) có sự tham gia của anh cũng chỉ thu hút được 260.000 lượt người xem đến rạp khi chiếu vào tháng 10.2023. Những con số đáng thất vọng trên đã dấy lên cuộc thảo luận xoay quanh phong độ của Song Joong Ki tại lĩnh vực điện ảnh. Nhiều cư dân mạng Hàn Quốc nhận định một trong những nguyên nhân khiến sự nghiệp của ngôi sao Hàn 40 tuổi này đi xuống là do liên tục chọn dự án điện ảnh có nội dung nhàm chán, kén khán giả. "Phim điện ảnh có Song Joong Ki thường buồn tẻ lắm", một bình luận gây chú ý.Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng diễn xuất của sao phim Hậu duệ mặt trời ngày càng kém: "Tôi không còn kỳ vọng gì vào Song Joong Ki nữa. Kỹ năng diễn xuất của anh ấy đã giảm sút rồi", "Thành thật mà nói thì nghe tên Song Joong Ki khiến tôi càng không hứng thú vào bộ phim đó", "Diễn xuất của cậu ta tệ quá", "Tôi thậm chí còn không còn tò mò về cách Song Joong Ki sẽ thể hiện một vai diễn nữa. Bất kể anh ấy làm gì đều cảm giác như luôn đóng cùng một dạng nhân vật vậy"… Số khác cho rằng Song Joong Ki chỉ hợp với phim truyền hình. Trong khi đó, không ít khán giả lại cho rằng đây chỉ là những bước thụt lùi tạm thời của Song Joong Ki vì "không có bất kỳ diễn viên nào luôn luôn thành công cả. Rồi sau này anh ấy sẽ lại có một dự án ăn khách mà thôi".
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.
Về Nam Định chiêm ngưỡng 2 cây đại cổ thế uốn tựa rồng bay
Trong vòng hai năm trở lại đây, phân khúc xe côn tay thể thao Sportbike 150 phân khối tại Việt Nam khá sôi động khi Honda Việt Nam bắt đầu mở bán chính hãng mẫu CBR150R, trong khi đó, Yamaha Việt Nam cũng không chịu thua kém khi làm mới mẫu YZF-R15.